Sinh viên Trường CNTT&TT không chỉ được biết đến với nền tảng kiến thức kỹ thuật sắc bén và sự thích ứng tuyệt vời với bất kỳ nhiệm vụ nào được giao, mà còn được đánh giá cao bởi tư duy phản biện và sáng tạo. Trong SVMC, sinh viên ĐHBK Hà Nội nói chung và sinh viên Trường CNTT&TT nói riêng luôn giữ các vị trí quan trọng, và trở thành thành viên chủ chốt trong nhiều dự án cốt lõi của Trung tâm. Trường và SVMC đã củng cố mối quan hệ bền chặt, được thể hiện thông qua văn bản hợp tác chính thức, mở đường cho các hoạt động tài trợ tăng cường năng lực, cũng như học bổng cho sinh viên. Hiện tại, hơn 25% nhân viên của SVMC đã tốt nghiệp từ ĐHBK Hà Nội, trong đó có Trường CNTT&TT, và chúng tôi luôn mong muốn gia tăng số lượng này. SVMC luôn đánh giá cao hiệu quả hợp tác với Trường CNTT&TT – một đối tác chiến lược toàn diện của SVMC tại Việt Nam.
Sinh viên Trường CNTT&TT không chỉ được biết đến với nền tảng kiến thức kỹ thuật sắc bén và sự thích ứng tuyệt vời với bất kỳ nhiệm vụ nào được giao, mà còn được đánh giá cao bởi tư duy phản biện và sáng tạo. Trong SVMC, sinh viên ĐHBK Hà Nội nói chung và sinh viên Trường CNTT&TT nói riêng luôn giữ các vị trí quan trọng, và trở thành thành viên chủ chốt trong nhiều dự án cốt lõi của Trung tâm. Trường và SVMC đã củng cố mối quan hệ bền chặt, được thể hiện thông qua văn bản hợp tác chính thức, mở đường cho các hoạt động tài trợ tăng cường năng lực, cũng như học bổng cho sinh viên. Hiện tại, hơn 25% nhân viên của SVMC đã tốt nghiệp từ ĐHBK Hà Nội, trong đó có Trường CNTT&TT, và chúng tôi luôn mong muốn gia tăng số lượng này. SVMC luôn đánh giá cao hiệu quả hợp tác với Trường CNTT&TT – một đối tác chiến lược toàn diện của SVMC tại Việt Nam.
Nhằm thu hút và khuyến khích học tập cũng như hỗ trợ kinh phí cho học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhà trường có chính sách học bổng sau đại học mới, áp dụng từ năm học 2022-2023, thay thế cho chính sách hỗ trợ kinh phí nghiên cứu sau đại học trước đây.
Trường áp dụng hai mức học bổng: mức 1 và mức 2
Ngày 28/10/2023, khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức kỷ niệm 20 năm thành lập. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Tuyên dương, khen thưởng tập thể và cá nhân trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập khoa CNTT. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, Khoa CNTT cùng PGS.TS Trần Đăng Hưng - Trưởng khoa vinh dự nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn, Khoa CNTT cam kết mang đến cho sinh viên môi trường học tập và nghiên cứu thú vị, cùng những cơ hội thực tập và phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin đầy hứa hẹn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Khoa CNTT đã có nhiều đóng góp trong công tác chuyển đổi số: triển khai, vận hành và quản lý hệ thống quản lý học tập, góp phần đảm bảo hoạt động giảng dạy; tổ chức nhiều đợt tập huấn về chuyển đổi số trong giáo dục cho cán bộ và sinh viên trường ĐH Sư phạm HN... Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Tập thể cán bộ Khoa CNTT không chỉ đảm nhiệm khối lượng đào tạo lớn mà còn đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong nghiên cứu khoa học: 2 đề tài cấp Nhà nước, 3 đề tài NAFOSTED, 25 đề tài cấp Bộ... Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, nhiều cán bộ trẻ được tuyển dụng và cử đi học tiến sĩ trong và ngoài nước làm cho lực lượng cán bộ giảng dạy của khoa ngày một tốt lên cả về chất lượng và số lượng. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Khoa Công nghệ thông tin hiện đang quản lý 15 phòng máy thực hành với hơn 400 máy tính với đầy đủ trang thiết bị hiện đại (máy chiếu, bảng tương tác, hệ thống trợ giảng cùng nhiều các thiết bị phục vụ thực hành môn học chuyên ngành) đều được kết nối internet tốc độ cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đào tạo, thực hành của các bậc học. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong 20 năm qua, Khoa CNTT vẫn đang không ngừng đổi mới chương trình và phương thức đào tạo để sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Với phương châm học đi đôi với hành, Khoa CNTT thường xuyên có các hoạt động hợp tác với các công ty công nghệ và các trường học trên địa bàn Hà Nội, đem đến cho sinh viên cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Năm 2004 mã ngành đào tạo thạc sĩ Khoa học máy tính được mở, 4 năm sau đó có thêm 2 mã ngành thạc sĩ là hệ thống thông tin và lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tin học; năm 2014 cùng một số khoa khác trong trường, Khoa CNTT đã mở thêm chương trình đào tạo cử nhân sư phạm tin học dạy bằng tiếng Anh. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
PGS.TS Trần Đăng Hưng, trưởng khoa Công nghệ thông tin cho biết "FIT HNUE tự hào là nơi khơi nguồn cho những tương lai tài năng và sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam". Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Bên cạnh việc đào tạo chính quy, do nhu cầu của xã hội, Khoa CNTT đã đào tạo các lớp hệ vừa học vừa làm, hệ từ xa cho các vùng miền trong cả nước, giúp tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Khoa CNTT tự hào là nơi khơi nguồn cho những tương lai tài năng và sáng tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Việt Nam, tận tâm đào tạo và trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ Thông tin, từ phát triển ứng dụng đến quản lý hệ thống thông tin... Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
a. Phương thức 1: Xét tuyển tài năng
* Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cụ thể như sau:
* Xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế
* Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một (01) trong những điều kiện sau:
b. Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy
c. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2024
4.3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng
Học phí năm học 2022-2023 dự kiến như sau:
Mã tổ hợp xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]
Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTT&TT của USTH được xây dựng hoàn toàn dựa trên chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTT&TT tại Pháp nhằm cung cấp cho người học kiến thức rộng về lĩnh vực Công nghệ Thông tin nói chung, và chuyên sâu một số lĩnh vực hẹp.
Sinh viên quốc tế: 95,00,000 VNĐ
Sinh viên học tại cả 2 nơi là trường USTH và một trường ĐH đối tác tại Pháp. Sinh viên theo học chương trình 2 năm (M2) sẽ có kỳ thực tập 6 tháng tại Pháp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được đồng cấp bằng bởi trường ĐH đối tác Pháp và USTH.
ƯU ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH – Phương pháp giảng dạy tiên tiến, tập trung vào thực hành; – Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, được giảng dạy bởi các giáo sư tiến sĩ đến từ các trường ĐH hàng đầu Pháp; – Nâng cao kinh nghiệm nghề nghiệp thông qua 6 tháng thực tập; – Cơ hội nhận học bổng toàn phần thực tập tại Pháp; – Cơ hội nhận học bổng toàn phần từ USTH; – Có thể học vào buổi tối/ cuối tuần; – Cơ hội tiếp tục theo học các chương trình Tiến sĩ và làm việc trên trong môi trường quóc tế sau khi tốt nghiệp.
– University Sorbonne Paris Nord (UP13)
Mục đích của thạc sĩ CNTT-TT là trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng và kỹ năng công nghệ thông tin mới nhất, ở mức độ cao nhất, để họ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hoặc tiếp tục theo học chương trình Tiến sĩ, hoặc đảm nhận các vị trí quản lý hay thành lập các công ty khởi nghiệp CNTT của riêng họ.
Thạc sỹ quốc tế chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT & TT) là bằng thạc sỹ được công nhận bởi cả Pháp và Việt Nam. Chương trình đào tạo 2 năm này được chia làm 4 học kỳ, tương đương với 120 ECTS (Tạm dịch là : Hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ chung châu Âu), với 2 chuyên ngành nằm trong các lĩnh vực của Công nghệ Thông tin và Truyền thông, chúng được xác định cho cả định hướng nghiên cứu (Phòng thí nghiệm nghiên cứu) và cho đào tạo (cho chương trình thạc sỹ):
M1 ICT: ICT Master for Internet of Things (ICT-4-IoT)
Kỳ học đầu tiên tất cả các học viên sẽ học các học phần chung. Sau đó kỳ học thứ hai và thứ ba học viên sẽ được học các môn chuyên ngành theo từng ngành mà họ lựa chọn.
M2 ICT: ICT Master for Internet of Things (ICT-4-IoT) Học kỳ 3:
Với Thạc sĩ Công nghệ Thông tin và Truyền thông, bạn được trang bị để đáp ứng những ngạch khác nhau trong ngành CNTT-TT đang phát triển: – Các vai trò trong Kỹ thuật web bao gồm kỹ sư web, nhà phát triển web, trưởng dự án web, quản lý web, chuyên gia kinh doanh điện tử, nhà phát triển doanh nghiệp điện tử, nhà phát triển ứng dụng doanh nghiệp, trưởng dự án ứng dụng doanh nghiệp, chuyên gia quy trình làm việc, trưởng dự án quy trình làm việc. – Vai trò trong kết nối mạng bao gồm chuyên gia mạng, trưởng dự án mạng, quản lý mạng, kỹ sư mạng, quản trị mạng, nhân viên / chuyên gia an ninh mạng, nhân viên / chuyên gia bảo mật, kỹ sư / chuyên gia đa phương tiện, nhà phát triển / chuyên gia hệ thống di động. – Các vai trò chung bao gồm chuyên gia CNTT, quản lý dự án CNTT, quản lý CNTT, quản lý hệ thống, nhà phát triển, nhà tư vấn CNTT, trưởng dự án, nhà phát triển phần mềm, kiến trúc sư giải pháp.
– Học viên sẽ có cơ hội được trao đổi và hướng dẫn với các Giáo sư có uy tín trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông tại Pháp và các nước khác; – Thời gian thực tập cuối khóa có thể kéo dài tối thiểu 5 tháng.
– Xét tuyển vào năm thứ nhất của Thạc sĩ: + Thí sinh tốt nghiệp Cử nhân (tích lũy đủ 180 tín chỉ) . + Đảm bảo trình độ tiếng Anh (văn bằng chứng chỉ TOEFL, IELTS, v.v chứng minh trình độ ngoại ngữ) – Xét tuyển vào năm thứ hai của Thạc sĩ: + Thí sinh có bằng Kỹ sĩ thuộc các chương trình CTI/PFIEV hoặc đă hoàn thành M1 hoặc Maîtrise (240 tín chỉ) + Đảm bảo trình độ tiếng Anh (văn bằng chứng chỉ TOEFL, IELTS, v.v chứng minh trình độ ngoại ngữ) (*) Lưu ý dành cho thí sinh ghi danh vào năm thứ 2 chương trình Thạc sĩ: + Các thí sinh đã hoàn thành M1 tại một cơ sở đào tạo trong và ngoài nước theo tiến trình Bologna (có bằng Maitrise của Pháp hay đã hoàn thành 240 tín chỉ Châu Âu), sau quá trình xét duyệt hồ sơ, có thể được ghi danh vào năm thứ 2 chương trình Thạc sĩ tại trường theo đúng ngành nghề đào tạo. + Các thí sinh có bằng Kỹ sư của các trường được công nhận bởi CTI/PFIEV, kỹ sư do các cơ sở đào tạo được nhà nước công nhận. + Các thí sinh có bằng Đại học loại Khá, Giỏi hệ 4 năm được phía Pháp công nhận tương đương 60 tín chỉ Châu Âu đầu tiên sau khi có bằng Đại học, sau quá trình xét duyệt hồ sơ nếu đáp ứng yêu cầu và thông qua hội đồng tuyển sinh do Hiệu trưởng quyết định có thể được ghi danh vào học Thạc sĩ năm 2 với đúng lĩnh vực đào tạo của chương trình đào tạo thạc sĩ.
– Về chương trình đào tạo: Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông Tel: (+84-24) 32 12 18 01 Email: [email protected] Địa chỉ: Phòng 408, tầng 4, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Về tuyển sinh: Phòng Tuyển sinh Tel: (+84-24) 3791 7748 Hotline: +84-8 88 55 77 48 / +84-9 14 80 60 06 Email: [email protected] Địa chỉ: Phòng 102, tầng 1, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
© 2023 Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội