Trong kỷ nguyên số, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang trở thành ngành nghề mũi nhọn, định hướng sự phát triển của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, vấn đề đẩy mạnh sự phát triển của CNTT đang là một trong những mục tiêu hàng đầu. Vậy xu hướng phát triển của CNTT trong những năm gần đây như thế nào? Tại sao CNTT trở nên cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển trong kỷ nguyên mới?
Trong kỷ nguyên số, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang trở thành ngành nghề mũi nhọn, định hướng sự phát triển của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, vấn đề đẩy mạnh sự phát triển của CNTT đang là một trong những mục tiêu hàng đầu. Vậy xu hướng phát triển của CNTT trong những năm gần đây như thế nào? Tại sao CNTT trở nên cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển trong kỷ nguyên mới?
Là một trong những ngành nghề “hot” kể cả ở hiện tại hay trong tương lai, CNTT có gì mà nhiều người lại lựa chọn theo học và làm việc:
– Cơ hội việc làm: Công nghệ thông tin hiện nay đang là một trong những ngành được Việt Nam chú trọng đầu tư, phát triển. Với sự phát triển từng ngày thì gần như các từ các tổ chức của nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân đều cần đến những thợ IT lành nghề, đặc biệt là trong mảng an ninh mạng.
– Thu nhập hấp dẫn: Mức lương của các ngành nghề khác thường có sự tương đồng về số năm làm việc và kinh nghiệm của nhân viên nhưng công nghệ thông tin thì không như vậy. Mức lương của dân IT được trả sẽ phụ thuộc vào cường độ công việc hay một phần mềm, ứng dụng, website,… mà họ đã tạo ra. Mức lương trung bình của một lập trình viên tập sự hiện nay thường dao động từ 500-1000 USD và dao động từ 900-2000 USD đối với lập trình viên có nhiều kinh nghiệm hơn.
– Công việc không nhàm chán: CNTT là ngành có tốc độ phát triển chóng mặt nên sẽ liên tục có những đổi mới và cập nhật. Vì vậy người làm CNTT sẽ không bao giờ lo nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại một công việc liên tục và nhiều lần, thay vào đó họ sẽ rất bận rộn và được làm việc với những cải tiến mới.
– Có thể làm thêm khi còn là học viên, sinh viên: Người học CNTT có thể bắt tay kiếm tiền bằng những gì mình đã được học ngay từ khi còn đang đi học. Nếu làm tốt, họ có thể kiếm được mức thu nhập tốt và ổn định, cơ hội trở thành nhân viên chính thức cũng cực kỳ cao.
Sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã mở ra nhiều cơ hội phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu trong công việc, những cá nhân có ý định theo đuổi ngành này cần trang bị cho mình kiến thức và chuyên môn thật chắc chắn cùng những kỹ năng cần thiết. Với hệ sinh thái giáo dục toàn diện, BKAPGROUP sẵn sàng là địa chỉ tin cậy để các học viên CNTT đặt trọn niềm tin, đồng hành cùng phát triển cả chuyên môn lẫn kỹ năng sống, cùng nhau kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng.
BKAPGROUP, Đào tạo công dân số – Kiến tạo xã hội công nghệ. Diễm Hương (TH)
Theo dự báo Trung tâm Bão Quốc gia, cơn bão Helene sẽ nhanh chóng gia tăng cường độ khi đi qua Vịnh Mexico và trực tiếp tấn công bờ biển Florida trong ngày 26/9.
Bang Florida của Mỹ đang chuẩn bị đón cơn bão Helene, dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này với cường độ mạnh cấp 3 theo thang bão Saffir–Simpson gồm 5 cấp.
Theo Trung tâm Bão Quốc gia (NHC), bão Helene hiện đang di chuyển qua vùng biển Caribe với sức gió tối đa lên tới 85km/h.
Theo dự báo, cơn bão sẽ nhanh chóng gia tăng cường độ khi đi qua Vịnh Mexico và trực tiếp tấn công bờ biển Florida trong ngày 26/9.
Thống đốc bang Florida Ron DeSantis đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với 61 trong tổng số 67 hạt trên toàn bang, đồng thời huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia để ứng phó với cơn bão.
Các quan chức địa phương cũng đã bắt đầu triển khai các biện pháp sơ tán và chuẩn bị các cơ sở trú ẩn khẩn cấp.
Tính đến tối 24/9, 10 hạt ven biển đã ban bố lệnh sơ tán một phần.
Thống đốc DeSantis cảnh báo nguy cơ nước biển dâng do bão, lũ lụt ven biển, mưa lớn gây ngập lụt và gió mạnh tàn phá là rất cao.
Không chỉ Florida, các khu vực lân cận cũng đang trong tình trạng báo động.
NHC đã ban bố cảnh báo bão đối với các cộng đồng sinh sống dọc theo bờ biển phía Đông bán đảo Yucatan của Mexico và khuyến cáo chú ý theo dõi bão đối với tỉnh Pinar del Rio của Cuba.
Nếu đúng như dự bão của NHC, bão Helene, với sức gió duy trì hơn 110km/h, sẽ là cơn bão mạnh nhất tấn công Mỹ trong hơn 1 năm qua.
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng sức mạnh và tần suất của các cơn bão. Nhiệt độ nước biển ấm lên là một trong những nhân tó khiến các cơn bão tăng cấp độ nhanh chóng./.
Dù bão Francine đã nhanh chóng suy yếu nhưng các hình ảnh từ hiện trường cho thấy nhiều ngôi nhà bị hư hại, đường sá ngập lụt và người dân đang cố gắng ứng phó với tình hình khẩn cấp.
Vài giờ tới, bão Usagi với sức gió 133 km/h, cấp 12 sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ 9 trên vùng biển này trong năm nay.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 7h hôm nay, bão Usagi trên vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines), sức gió mạnh nhất 133 km/h, cấp 12, giật tăng ba cấp. Bão theo hướng tây bắc với tốc độ 20 km/h, vài giờ tới vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ 9 trên vùng biển này.
Do gặp điều kiện biển không thuận lợi như nhiệt độ mặt nước biển thấp, không khí lạnh khô, bão ra khỏi Biển Đông, hướng đến đảo Đài Loan (Trung Quốc). Đến 7h ngày 17/11, bão trên vùng biển phía đông Đài Loan, sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.
Cơ quan khí tượng nhận định bão Usagi sẽ không tác động đến Việt Nam.
Bão Usagi hôm nay sẽ trở thành cơn bão thứ 9 trên Biển Đông. Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai
Đài khí tượng Nhật Bản dự báo Usagi vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất 90 km/h, sau đó hướng đến đảo Đài Loan. Đài Hong Kong cho rằng gió bão 120 km/h. Khoảng ngày 17-18/11, thêm cơn bão Manyi sẽ vào Biển Đông.
Trong khi đó, sáng nay bão Toraji đã suy yếu thành vùng áp thấp trên vùng biển phía tây bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Những giờ tới vùng áp thấp theo hướng tây nam và tan dần.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hôm qua ban hành công điện yêu cầu các tỉnh ven biển Quảng Ninh - Bình Định theo dõi chặt chẽ diễn biến bão Usagi; quản lý, kiểm đếm phương tiện ra khơi, hướng dẫn tàu thuyền không đi vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng cứu hộ khi có yêu cầu.
Từ đầu năm đến nay, Biển Đông xuất hiện 8 cơn bão. Trong đó Trà Mi, Yinxing, Toraji nối tiếp nhau. Bão Trà Mi vào Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng ngày 27/10, gây mưa lớn ở Trung Trung Bộ, làm 8 người chết, 14 người bị thương.
CNTT là một trong những ngành nghề có chuyển biến tích cực nhất trong những năm gần đây. Kể cả trong thời gian vô cùng khó khăn của đại dịch Covid-19, CNTT trên thế giới và tại Việt Nam đều có những bước đột phá lớn. Trong thời điểm đại dịch bùng nổ, điều kiện học tập và làm việc trực tiếp vô cùng hạn chế, những phương thức làm việc và học tập trực tuyến đã vươn lên trở thành xu hướng tất yếu. CNTT từ đó càng khẳng định vị thế đi đầu, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cho mọi ngành nghề khác trong thời điểm khó khăn. CNTT quả thực là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và phát triển.
Tại Việt Nam, số lượng người dùng internet thuộc top cao nhất thế giới. Các hoạt động của doanh nghiệp đều sử dụng internet trên các nền tảng kết nối khác nhau. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý kinh tế xã hội. Theo thống kê năm 2000, ngành CNTT chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP cả nước, vẫn còn thua kém nhiều so với ngành nông nghiệp, thương mại. Tại thời điểm đó ngành này vẫn được đánh giá là một ngành kinh tế nhỏ. Thế nhưng chỉ trong 2 thập kỷ, CNTT đã có những bước nhảy vọt:
Nhìn chung, sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây tại Việt Nam đang bám sát tốc độ phát triển chung của thế giới. Đặc biệt, với nguồn lực trẻ năng động, sáng tạo (trung bình dưới 35 tuổi); ngành CNTT tại Việt Nam còn có thể tiến xa hơn trong tương lai. Với tốc độ cực đại, chúng ta đã và đang đặt một dấu mốc đáng nể trên bản đồ CNTT toàn cầu và trở thành một trong những nước mạnh về CNTT trong khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Hiện tại Việt Nam đang dẫn đầu về ngành dịch vụ phần mềm trong số 6 nước phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á; nguồn nhân lực IT cũng ngày càng cải thiện về chất lượng, tuy nhiên số lượng này vẫn chưa đủ để đáp ứng nguồn cung cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.