Học Phí Trường Việt Nam Australia

Học Phí Trường Việt Nam Australia

17 Phạm Ngọc Thạch, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

17 Phạm Ngọc Thạch, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Hỗ trợ sinh viên tuyệt vời - Xếp hạng 2 về dịch vụ dành cho sinh viên

Ngoài ra, trường còn ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và hỗ trợ đời sống sinh viên:

Hệ thống học tập online được đầu tư hàng tỷ đồng,  sinh viên có thể nộp bài, nhận điểm và đánh giá online, các lớp học trực tuyến, lớp học online với nguồn tài liệu dồi dào luôn sẵn sàng 24/7.

Mỗi sinh viên có thể sử dụng app trên điện thoại để truy cập vào các nguồn tài nguyên mà nhà trường cung cấp, các thông tin về chương trình học của cá nhân.

Safe Zone app: giúp sinh viên có thể liên hê khẩn cấp hoặc thông báo trạng thái của sinh viên tới bộ phận chuyên trách khi bạn đang phải làm việc một mình hoặc sau giờ học, nhờ đó có những ứng phó kịp thời khi bạn cần.

Những ngành học nổi bật tại đại học Nam úc

Khoa kinh tế kinh doanh đại học Nam Úc là một trong 9 khoa kinh tế được chứng nhận bởi hiệp hội chất lượng Châu Âu. Trong hơn 16,000 trường kinh doanh trên thế giới thì chỉ có 176 trường được công nhận bởi tổ chức này.

(Theo AACSB, May 2017. 2018 QS Stars Ratings)

Cử nhân kinh tế: Có thể học giao lưu 1 năm ở đại học Kinh doanh Pháp, giúp bạn có thể mở rộng cái nhìn về kinh doanh toàn cầu.

Sinh viên có thể lựa chọn chương trình 3+1 tại trường để hoàn thành bằng thạc sỹ kinh tế và đại học sau 4 năm.

Cử nhân Kinh tế (chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng)

Tại Úc thì có rất ít trường giảng dạy ngành này, và Đại học Nam Úc là một trong số những trường có ngành quản trị chuỗi cung ứng.

Nếu bạn muốn theo học Luật tại Úc nhưng không đủ điều kiện tiếng Anh đầu vào, có thể đăng ký học ngành này sau đó chuyển đổi tín chỉ sang Cử nhân Luật (một trong những ngành nổi tiếng của đại học Nam Úc).

Sinh viên có thể lựa chọn các ngành cử nhân sau:

Củ nhân khoa học tâm lý, Cử nhân khoa học xã hội (Dịch vụ con người) với học phí 29,300 AUD/ năm, khá rẻ so với nhiều ngành học phổ biến như kinh tế. Sinh viên thường có 100 - 150 giờ thực hành tại các tổ chức địa phương. Đây cũng là một trong những ngành có cơ hội định cư cao tại Úc.  Trường có hơn 400 chương trình, bạn có thể tìm thấy những ngành học phù hợp với cá nhân bạn.

Nursing (Một trong những trường lớn nhất ở Úc đào tạo về Nursing, có 7 phòng Labs và bệnh viện trong trường).

Top 100 Thế giới về Nursing (2018 QS Ranking)

Ngành học này tại đại học Nam Úc có yêu cầu IELTS cao hơn thông thường là 6.5 ở tất cả các kỹ năng và chỉ có 1 kì nhận học sinh là tháng 2. Sinh viên không đạt đủ điều kiện có thể theo học chương trình dự bị của SAIBT.

Cử nhân Nursing là chương trình kéo dài 3 năm, với 1000 giờ thực tập, sinh viên sẽ được thực hành tại phòng khám trong trường. Muốn làm việc trong ngành thì sinh viên tốt nghiệp sẽ phải đăng ký thi chứng chỉ Y tá chuyên nghiệp, ngoài ra sinh viên sẽ phải có lý lịch tư pháp và tiêm chủng đầy đủ.

Chương trình MBA của trường được chấm điểm 5 Sao bởi Hiệp hội Quản lý sau đại học của Australia (Graduate Management Association of Australia (GMAA).

Top 10 tại Úc ngành kỹ sư và công nghệ  (2019 THE Subject Rankings)

Đây là một trong số ít các trường đại học của Úc có ngành Hàng Không:

Bachelor of Aviation: học phí 37,800, có thể học dự bị SAIBT. Sinh viên sẽ hoàn thanh 15 - 20 giờ tích lũy kinh nghiệm bay tại trung tâm mô phỏng bay trị giá 250,000 AUD, mô phỏng Boeing 737NG. Bạn sẽ có cơ hội thi lấy chứng chỉ bay thương mại chuyên nghiệp ngay trong quá trình học tập.

Đầu ra của ngành: Phi công thương mại. phi công máy bay cấp cứu, giảng viên bay, v.v..

Ngoài ra, sinh viên có thể chọn theo học nhiều phân môn của kỹ sư (Kết cấu nhà, điện, cơ khí...) đều là những ngành có khả năng định cư cao ở Úc.

Đối với bậc thạc sỹ, trường đại học Nam Úc cũng có nhiều lựa chọn cho sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật. Khóa MBA của trường được đánh hạng 5 sao trong hơn 10 năm liên tiếp bởi Hiệp hội Quản trị sau đại học Úc (Graduate Management Association of Australia (GMAA)) và cũng là top 10 khóa MBA tốt nhất tại Úc.

CHi phí cho chương trình MBA ở đại học South Australia là 40,300 AUD/ năm cũng vô cùng đắt đỏ nhưng xứng đáng với những gì mà trường sẽ đào tạo tại đây. Chương trình cũng yêu cầu đầu vào có 3 năm kinh nghiệm làm việc và có bằng cử nhân tương ứng.

Chương trình 2 năm, yêu cầu đầu vào IELTS 7.0 và bằng đại học của ngành có liên quan (như con người, tâm lý, khoa học xã hội). Là một ngành dễ định cư tại Úc, những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc các bạn đã đi làm có ngành hoặc kinh nghiệm tương đương có thể quan tâm tới nhánh ngành này.

Chi phí học không quá cao 30,300 AUD/ năm với 2 năm học tại Nam úc bạn có thêm 3 năm ở lại sau tốt nghiệp.

Master of Information Technology (Enterprise Management)

Phù hợp với các bạn sinh viên có background về kinh tế, không có back ground về IT muốn theo học để có thể làm tốt cả 2 lĩnh vực và ngược lại. Đầu ra chương trình là Phân tích kinh doanh, ICT manager, ICT project manager...

Không yêu cầu bằng cử nhân về IT, học phí 32,600 AUD học trong 2 năm

Sinh viên học tại đại học Nam Úc có thể đăng ký kí túc xá tại Urbanest với mức phí từ 199$/ tuần.

Nhà khách sinh viên: 145 - 200 AUD/ tuần. Cơ sở vật chất đầy đủ, đã được đại học Nam Úc kiểm tra,

Căn hộ: 150 - 460 AUD/ tuần. Cơ sở vật chất đầy đủ, đã được đại học Nam Úc kiểm tra.

Homestay: 250 - 310 AUD/ tuần. Dành cho các bạn muốn học văn hóa, trải nghiệm cuộc sống với gia đình người Úc. Giá đã bao gồm tiền ăn do nhà chủ cung cấp.

Thuê riêng: 120 - 350 AUD/ tuần. Là hình thức tự do nhất nhưng vì thế bạn sẽ phải đến thăm nhà trực tiếp trước khi ra quyết định.

Sự thiếu hụt nguồn cung gạo mở ra một cơ hội khác để Australia nhận thức rõ hơn đối với những lời kêu gọi ngày càng tăng về nhu cầu cần đa dạng hóa thương mại và hội nhập với các thị trường mới.

Trong bài viết đăng trên trang mạng australiavietnam.org, tác giả James Fairley của Tổ chức Đối thoại Lãnh đạo Trẻ Australia-Việt Nam nhận định việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác thương mại giữa Australia và Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho cả hai nước.

Theo bài viết, Giám đốc điều hành Tập đoàn SunRice - nhà cung cấp gạo lớn nhất Australia, Rob Gordon, mới đây thông báo "xứ Chuột túi" đang bị thiếu hụt một lượng lớn nguồn cung cấp gạo nội địa và buộc phải dựa vào gạo Việt Nam nhập khẩu trước dịp lễ Giáng sinh 2020.

Điều này cho thấy mối quan ngại về ảnh hưởng kinh tế gia tăng do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất trong nước của Australia.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn, sự thiếu hụt nguồn cung gạo mở ra một cơ hội khác để Australia nhận thức rõ hơn đối với những lời kêu gọi ngày càng tăng về nhu cầu cần đa dạng hóa thương mại và hội nhập với các thị trường mới.

Sản lượng gạo của Australia duy trì độ biến động cao, do sự thay đổi của nguồn nước và giá các loại cây trồng thay thế.

Theo số liệu của Bộ Khoa học, Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp Australia (ABARES) và Cơ quan Thống kê Australia (ABS), sản lượng gạo niên vụ 2019-2020 đạt khoảng 57.000 tấn.

Trong điều kiện thời tiết bình thường, dự đoán niên vụ 2020-2021, sản lượng gạo của Australia sẽ vào khoảng 266.000 tấn. Mức sản lượng này thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm tính đến niên vụ 2018-2019 là 629.000 tấn.

ABARES dự đoán, trong bất kỳ trường hợp nào, những thay đổi cơ bản về nhu cầu nước và lợi nhuận tương đối thấp có nghĩa là năng suất thu hoạch lúa của Australia ngày càng kém đi.

[Xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt: Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo]

Điều này sẽ thúc đẩy người nông dân lựa chọn các loại cây trồng thay thế khác như cây bông, do sẽ được hưởng lợi từ phát triển công nghệ và bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.

Người sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành của Công ty kinh doanh nông nghiệp Lefarm, Lê Bình Nguyên, nhận định: "Đây là một chuyển động tự nhiên theo hướng tăng nhập khẩu thay vì sản xuất trong nước... Câu hỏi ở đây là liệu Australia sẽ tập trung vào nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu hay hình thành chiến lược dài hạn bền vững, để chia sẻ và cùng phát triển đổi mới với Việt Nam, qua đó gắn kết sự hợp tác giữa hệ thống cung và cầu tốt hơn trong tương lai?"

Người dân Australia tiêu thụ khoảng 300.000 tấn gạo mỗi năm, trong đó nhập khẩu chiếm khoảng một nửa tổng lượng tiêu thụ - trung bình là 173.000 tấn giai đoạn 2009-2010 và 2018-2019.

Hầu hết gạo nhập khẩu là dòng gạo hạt dài đến từ các quốc gia châu Á, như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ. Các nguồn nhập khẩu này cung cấp cho Australia một khối lượng gạo ổn định hơn so với nguồn sản xuất nội địa dễ bị thay đổi.

Sự không ổn định của hoạt động sản xuất gạo nội địa Australia, đặc biệt là trong niên vụ 2019-2020, cho thấy nhu cầu chủ động gia tăng nhập khẩu.

ABARES nhận định trong ngắn hạn (với mức thâm hụt năng suất 2019-2020), gạo sản xuất trong nước của Australia - khi thu hoạch lúa mỗi năm một lần vào mùa Thu - sẽ không thể có thêm cho tới năm 2021. Sự thiếu hụt này cần phải được bù đắp thông qua nhập khẩu.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu gạo chủ chốt trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, sản lượng và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng đáng kể, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới.

Theo Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng kể từ niên vụ 2016-2017, do nhu cầu mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng từ 6,1 triệu tấn trong năm 2020 lên 7,86 triệu tấn vào niên vụ 2023-2024. Kết quả này được cho là nhờ vào khả năng cạnh tranh về giá so với các nước láng giềng trong khu vực, khi Chính phủ Việt Nam đã công bố kế hoạch thúc đẩy tăng sản lượng lúa lai 50% và tập trung phát triển khả năng sản xuất, xuất khẩu gạo trong tương lai.

Không giống như các nước láng giềng và đối thủ cạnh tranh Thái Lan, Việt Nam đã tăng năng suất trồng lúa cao hơn nhờ vào chính sách thâm canh cây trồng, được chính phủ ban hành từ rất sớm, khuyến khích người nông dân bỏ phương pháp luân canh để tối đa hóa sản lượng hàng năm.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với thách thức do mực nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính của cả nước - bởi biến đổi khí hậu và các tác động của nó ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất trồng. Bên cạnh đó, việc phân loại, lựa chọn và dự trữ gạo cũng là những vấn đề mà Việt Nam phải giải quyết.

Nhu cầu đa dạng hóa thương mại của Australia

Việc thiếu hụt gạo của Australia và tiềm năng tăng cường hoạt động thương mại gạo với Việt Nam đang ngày càng được củng cố, nhờ vào tâm lý chính trị-xã hội ngày càng tăng về sự phụ thuộc chiến lược và mất cân bằng thương mại do hậu quả kinh tế mà đại COVID-19 gây ra.

Tác động của việc gián đoạn toàn cầu hóa và kết nối kinh tế (ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 khiến hầu hết các quốc gia đóng cửa biên giới, dừng hoạt động sản xuất và xuất khẩu, hay do một số nguyên nhân khác) đã thúc đẩy những lời kêu gọi Australia cần phải suy nghĩ nhiều hơn về việc đa dạng hóa.

Nhiều học giả và các nhà kinh tế, chính trị cho rằng Australia cần nhìn xa hơn nữa, ra khỏi các đối tác truyền thống, như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc (bốn đối tác chiếm tới 55% tổng giá trị thương mại của Australia) và hướng tới "các khu vực đang phát triển có khả năng bổ sung cho hàng hóa, dịch vụ và chuyên môn của Australia, những nơi cung cấp đáng kể tiềm năng đa dạng hóa."

Australia có thể mở rộng quan hệ với Việt Nam bằng cách thúc đẩy các cải tiến có ý nghĩa và cùng có lợi trong lĩnh vực này. Canberra có thể tăng cường các mối quan hệ đối tác mới trong đổi mới, tận dụng các kinh nghiệm và nghiên cứu học thuật của các tổ chức CSIRO, ABARES và các tổ chức khác để hỗ trợ chất lượng và tăng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Australia.

Các cơ quan này đồng thời có thể củng cố những chương trình nghị sự chính sách hiện có về lúa gạo, do Cơ quan như Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) vận hành.

Canberra có thể hỗ trợ nông dân Australia chuyển đổi sang các loại cây trồng được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ như bông - một lĩnh vực được hưởng lợi nhiều từ tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và cũng là một sản phẩm nhập khẩu đang tăng nhanh tại Việt Nam. Australia không nên xem việc nhập khẩu từ Việt Nam là phương án cuối cùng, mà là cơ hội để tạo dựng mối liên kết lâu dài có ý nghĩa với các đối tác mới nổi, đem lại lợi ích cho cả hai bên./.