Phương thức xét tuyển kết hợp năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia 3 nhóm đối tượng.
Phương thức xét tuyển kết hợp năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia 3 nhóm đối tượng.
Ông Trần Duy Đông hiện đang đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cho đến nay, ông Đông là cán bộ trẻ nhất trong các lãnh đạo cấp bộ. Ông là cựu sinh viên K39 Khoa Đầu tư – Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ông Trần Duy Đông – cựu sinh viên K39 khoa Đầu Tư Đại học Kinh tế Quốc dân
Hy vọng rằng các bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành Kinh tế đầu tư tại NEU sau khi đọc bài viết “Review ngành Kinh tế đầu tư trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Lương cao dễ kiếm việc” và từ đó đưa ra được lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân mình.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế đầu tư tại NEU có thời gian là 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).
Khối lượng kiến thức đào tạo là 129 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 86 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).
Về kiến thức: Sinh viên sẽ được đào tạo hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh liên quan đến các hoạt động đầu tư; kiến thức chuyên sâu về lý luận và thực tiễn của kinh tế thị trường; kiến thức về hoạch định, phân tích và tổ chức thực hiện các chương trình và chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội trên phạm vi ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Về kỹ năng: Sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, kỹ năng tổng hợp, phân tích và khái quát vấn đề; khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm để giải quyết công việc trong chuyên môn đầu tư một cách hiệu quả; khả năng xử lý vấn đề liên quan đến các hoạt động đầu tư ở cả vi mô và vĩ mô.
Cụ thể chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đầu tư tại NEU như sau:
Vì ngành Kinh tế đầu tư là một ngành khá mới ở nước ta, thêm vào đó, xu hướng đầu tư ra bên ngoài của các công ty, doanh nghiệp trong nước ngày càng cao nên nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế đầu tư vẫn rất khan hiếm. Đây là cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên đã và đang có ý định theo học ngành này. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, sinh viên Kinh tế đầu tư có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
– Bạn có thể làm việc tại các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong lĩnh vực liên quan đến đầu tư như các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Đầu Tư thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Phòng/Ban đầu tư tại các công ty, doanh nghiệp;
– Bạn có thể làm việc tại các quỹ đầu tư và các định chế tài chính khác;
– Bạn có thể làm nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu kinh tế; nhân viên tư vấn hoặc nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước; hoặc làm giảng viên giảng dạy trong các trường đại học;
– Bạn có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư, xây dựng và triển khai các kế hoạch đầu tư phát triển tại các doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý nhà nước;
– Bạn có thể làm công việc liên quan đến công tác lập và quản lý các dự án đầu tư ở các ngành, địa phương và tổ chức, doanh nghiệp quốc tế;
– Bạn có thể làm công việc liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng vốn, phân tích và quản lý danh mục đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện nay, việc theo học các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế đang là xu thế của thế hệ trẻ. Đặc biệt là khi số lượng chuyên viên Kinh tế đầu tư ở nước ta hiện vẫn còn thiếu rất nhiều. Do đó, sinh viên theo học ngành Kinh tế đầu tư rất có triển vọng trong tương lai với cơ hội việc làm rộng mở. Nếu bạn đang quan tâm ngành học này thì hãy tham khảo bài viết review về ngành Kinh tế đầu tư tại NEU dưới đây để có thêm cơ sở lựa chọn cho nghề nghiệp cho mình nhé!
Chuyên viên Kinh tế đầu tư ở nước ta hiện vẫn còn thiếu rất nhiều
Ngành Kinh tế đầu tư (Economic Investment) là một ngành đào tạo về quản lý các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp. Ngành học này liên quan đến việc huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả trong đầu tư phát triển thông qua việc phân tích, triển khai, đánh giá và quản lý các chính sách chiến lược ở cả vi mô và vĩ mô.
Kinh tế đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh và phát triển của xã hội như hiện nay. Mọi quyết định về việc đưa tài chính đầu tư cho lĩnh vực nào và hoạt động ra sao đều sẽ ảnh hướng rất nhiều đến hướng đi và sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.