Bắc Kinh vừa kết thúc chiến dịch Liên Kiếm 2024A và trong hai ngày tập trận 23-24/05/2024 để trắc nghiệm khả năng đánh chiếm Đài Loan, các lực lượng của Trung Quốc gần như vây kín hòn đảo này. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Đài Loan có khả năng cầm cự được hay không ? Trên tuyến đầu, Hải Quân có những phương tiện nào và khả năng chiến đấu đến đâu ?
Bắc Kinh vừa kết thúc chiến dịch Liên Kiếm 2024A và trong hai ngày tập trận 23-24/05/2024 để trắc nghiệm khả năng đánh chiếm Đài Loan, các lực lượng của Trung Quốc gần như vây kín hòn đảo này. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Đài Loan có khả năng cầm cự được hay không ? Trên tuyến đầu, Hải Quân có những phương tiện nào và khả năng chiến đấu đến đâu ?
Trở lại với câu hỏi nếu bị Trung Quốc thôn tính, Đài Loan có khả năng kháng cự hay không ? Trong bài phân tích về « khả năng của Hải Quân Đài Loan đương đầu với cuộc tấn công Trung Quốc », Hugues Eudeline, giám đốc nghiên cứu Viện Thomas More Institut của châu Âu (hai văn phòng chính đặt tại Bruxelles và Paris) cho rằng không dễ để Bắc Kinh thâu tóm Đài Loan về mặt quân sự.
Cả hai đảng phái chính trị tại Đài Loan là Quốc Dân Đảng và Dân Tiến cùng thiên về khả năng « Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc mở một chiến dịch ở quy mô lớn ngay từ 2027 » nhắm vào hòn đảo này, nhưng chắc chắn là phải có một sự chuẩn bị rất kỹ trước khi ra tay bởi Bắc Kinh thừa biết « nhờ công nghệ cao, Đài Loan có cả một mảng công nghiệp quốc phòng rất tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tên lửa tầm xa và vũ khí đó có thể nhắm tới một số căn cứ » nơi lính Trung Quốc tham gia vào chiến dịch tấn công Đài Loan.
Cũng đừng quên rằng, với sự hỗ trợ của nhiều nước bạn, Đài Loan đã tự chế tạo tàu ngầm có khả năng tác chiến rất uyển chuyển và thích hợp với địa hình của hòn đảo này. Chúng lại được trang bị vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp cho Đài Bắc …
Do vậy chuyên gia Hugues Eudeline thiên về kịch bản nếu tấn công Đài Loan, phía Trung Quốc trước hết có thể sẽ nhắm tới một vài địa điểm như đảo Thái Bình ở khu vực Trường Sa hay Mã Tổ, Ô Khâu, Kim Môn… không quá xa đất liền.
Trong trường hợp này lính Trung Quốc không nhất thiết phải vượt eo biển Đài Loan. Bắc Kinh qua đó giảm thiểu được nguy cơ phải đối mặt với mìn và tên lửa chống hạm của Hải Quân Đài Loan.
Hơn nữa, nếu chỉ nhắm vào những hòn đảo vừa nêu, Bắc Kinh đánh cược là nếu có đáp trả, thì Đài Loan sẽ phản ứng chừng mực, tránh một cuộc leo thang quân sự. Điều mà Trung Quốc ngại hơn cả, theo chuyên gia này là « tên lửa tầm xa » Đài Loan có khả năng bắn tới các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là điều Bắc Kinh không muốn trông thấy. Những cơ sở, đường băng quân sự mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở các đảo nhân tạo Subi, tại bãi Vành Khăn hay Đá Chữ Thập … nằm trong chiến lược tăng cường hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh không dại tạo cơ hội cho Đài Loan để làm « suy yếu chuỗi đảo đầu tiên mang tính sống còn đối với kinh tế của Trung Quốc và làm suy yếu hệ thống phòng thủ trên biển » mà Bắc Kinh đã dày công xây dựng từ nhiều năm qua.
Một khả năng khác là phong tỏa toàn bộ Đài Loan nhưng trong trường hợp đó, theo Hugues Eudeline, chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp. Kèm theo đó có thể sẽ là một cuộc xung đột với những hậu quả khó lường.
Do vậy « ngày nào mà Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên trạng hiệp ước Taiwan Relations Act và vẫn duy trì được các kênh tiếp tế hậu cần cho Đài Loan, khó để cho quân đội Trung Quốc chiếm trọn được hòn đảo này ».
Đài Loan có cái may mắn là nằm trên một tuyến đường giao thương huyết mạch đối với nền công nghiệp của Trung Quốc, tức là đối với ổn định trong xã hội của quốc gia châu Á này. Nhà nghiên cứu thuộc trung tâm Thomas More kết luận : « Nếu xảy ra xung đột vũ trang, hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt trong trung hạn ».
Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả sẽ bị phạt hành chính từ 02 - 03 triệu đồng.
Trường hợp tổ chức thực hiện hành vi trên thì bị phạt từ 04 - 06 triệu đồng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144.
Nếu có vướng mắc về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các vấn đề pháp lý khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Với câu hỏi này, Luật sư Đào Văn Tài (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) tư vấn như sau:
Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Theo Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174, Bộ luật Hình sự bị xử lý như thế nào?
Cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174, Bộ luật Hình sự
- Chủ thể: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Khách thể: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+ Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
+ Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên.
Nếu dưới 2.000.000 đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174, Bộ luật Hình sự
* Khung 1: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 ,Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
* Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
* Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
* Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017))
Mức phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể theo khoản 1, Điều 15, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.