Công Thức Tính Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp

Công Thức Tính Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp

Sản xuất công nghiệp là gì? giá trị sản xuất công nghiệp và cách tính giá trị sản xuất trong công nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Sản xuất công nghiệp là gì? giá trị sản xuất công nghiệp và cách tính giá trị sản xuất trong công nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp của một doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, có thể tính theo quý theo năn.

Tính giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp:

Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được ký hiệu là GO và được tính theo công thức như sau:

GO: Yếu tố 1 + Yếu tố 2 + Yếu tố 3 + Yếu tố 4+ Yếu tố 5.

Yếu tố 1: giá trị thành phẩm bao gồm:

Yếu tố 2: giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài

Yếu tố 3: giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi được

Yếu tố 4: giá trị hoạt động cho thuê tài sản, máy móc chỉ phát sinh khi máy móc doanh nghiệp không sử dụng đến mà cho đơn vị bên ngoài thuê

Yếu tố 5: giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang chiếm tỷ trọng không đáng kể và việc tính toán có phần khá phức tạp

Thực trạng và nhu cầu đổi mới công nghệ Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam thừa nhận tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp đang “có dấu hiệu” đi xuống và cho rằng nguyên nhân chính là sự “yếu kém” của ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, ngành công nghiệp nền tảng có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa đối với bất kỳ quốc gia nào. Công nghiệp cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp cơ bản, tạo nên nền tảng công nghiệp của một quốc gia và quyết định năng lực công nghiệp hóa, xây dựng giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp. Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm và có nhiều chuyển biến đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Khả năng nội địa hóa trong một số ngành đã gia tăng như công nghiệp xe máy đạt tới 90% nhưng trong phần lớn các ngành khác, tỷ lệ cung ứng nội địa còn rất thấp do trình độ phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo nói riêng của Việt Nam còn kém xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí là một trong những ngành có thế mạnh nhưng thực tế trong cả thời kỳ dài, đầu tư cho cơ khí luôn trong tình trạng “chắp vá” do dấu hiệu không khả quan về thị trường, tổng giá trị đầu tư thấp chỉ tương đương đầu tư một nhà máy nhiệt điện. Các thiết bị nhập khẩu quá cũ từ Liên Xô cũ chiếm 25%, Đông Âu chiếm 21%..., khó khăn về phụ tùng thay thế nên giờ hoạt động thấp, năng lực sản xuất chỉ đạt 50% do hết khấu hao. Các doanh nghiệp ngành cơ khí hoạt động chưa có gắn kết với thị trường, gắn với hợp tác hóa và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệ. Do thiết bị cũ nát, chắp vá nên không thể sản xuất được những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao, không đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, suất tiêu hao vật liệu lớn, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm cao, nhiều tiêu chuẩn không còn phù hợp… nên giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp không đủ sức cạnh tranh ngay tại chính thị trường nội địa. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, các ngành công nghiệp hỗ trợ đều được xác định trên cơ sở các ngành cung ứng và các ngành này phải đáp ứng được nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhưng thực tế công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí của Việt Nam không thể cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp của các tập đoàn đa quốc gia, bởi công nghệ ngành cơ khí lỗi thời và lạc hậu, máy móc thuộc thế hệ những năm 70-80, trong đó hơn 60% đã hết khấu hao. Tuổi thọ trung bình của máy móc trên 20 năm chiếm tới 38% và dưới 5 năm chỉ chiếm có 27%. Vì vậy, việc đổi mới hấp thụ công nghệ trước mắt sẽ từng bước giúp Việt Nam cung ứng cho các doanh nghiệp phụ trợ FDI, từ đó tiến tới việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Xác định yếu tố và những ưu tiên đổi mới công nghệ Đổi mới thiết bị công nghệ là điều cần thiết với mỗi doanh nghiệp, song để việc đổi mới thật sự có hiệu quả và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội hoàn toàn không đơn giản. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xác định, đánh giá để đảm bảo các yếu tố đổi mới công nghệ thành công. Yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp phải quan tâm là việc đổi mới phải đón trước được yêu cầu và thị hiếu của thị trường, nên doanh nghiệp không có điều tra, nghiên cứu thì hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ sẽ “vô nghĩa.” Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ phải bắt kịp tiến bộ khoa học và công nghệ đảm bảo công nghệ đáp ứng được nhu cầu thị trường, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tránh việc đầu tư vào công nghệ lạc hậu, giảm sút hiệu quả đầu tư. Yếu tố “then chốt” là doanh nghiệp phải đầu tư đồng bộ, có trọng điểm. Theo đó, doanh nghiệp phải xác định, lựa chọn các công nghệ ưu tiên cần đầu tư, đổi mới và phải đồng bộ, có trọng điểm. Tính đồng bộ trong đổi mới rất quan trọng để sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận với đầy đủ các mặt về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã… Việc đổi mới một cách “khập khiễng,” không đồng bộ làm người tiêu dùng khó nhận ra những ưu điểm của sản phẩm, từ đó giảm hiệu quả và tác dụng của việc đổi mới công nghệ máy móc, thiết bị. Nhưng để đổi mới đồng bộ đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn và điều này là trở ngại đối với doanh nghiệp. Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết cả nước có hơn 1.300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhưng số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí rất “khiêm tốn.” Thực tế, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đã tiến hành xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ với nhóm sản phẩm trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiêu phát triển là sản phẩm khuôn mẫu thuộc ngành cơ khí đã cho thấy tiềm năng nhưng hiện trạng và năng lực công nghệ của doanh nghiệp “yếu.” Từ bản đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ ngành khuôn mẫu, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thông qua các Quỹ để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí từng bước nâng cao năng lực công nghệ và phát triển. Ông Nguyễn Đức Thịnh, Ban Thông tin Thị trường Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề về cơ khí chế tạo tham gia chương trình đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ hỗ trợ. Ngành công nghiệp cơ khí là ngành thâm dụng vốn và công nghệ nên nhà nước cần có chính sách, chế độ “ưu đãi” về vốn, mở rộng và linh hoạt các hình thức vay vốn. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo có nhu cầu vay vốn nước ngoài, Chính phủ có thể xem xét bảo lãnh vốn vay với từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, có thể dành một phần vốn ODA cho ngành cơ khí cũng như khuyến khích, hướng nguồn vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí… để Việt Nam bứt phá, khẳng định vai trò và thế mạnh trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và đạt mục đích công nghiệp hóa quốc gia vào năm 2020./.